Bấm khuyên tai có đau không? Những lưu ý sau khi bấm khuyên tai – Heliosjewels.vn

Bấm khuyên tai có đau không? Những lưu ý sau khi bấm khuyên tai

Xem nhanh

Bấm khuyên tai có đau không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu khi có ý định bấm khuyên.

Từ xa xưa, khuyên tai (bông tai) là món đồ trang sức làm đẹp được chị em phụ nữ ưa chuộng. Ngày nay, nền công nghệ phát triển hơn và việc làm đẹp trở nên phổ biến khiến việc đeo khuyên tai cũng đã trở thành món trang sức làm đẹp của đàn ông. 

khuyên tai nam

Vậy để biết bấm khuyên có đau không mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tự tin hơn khi chọn bấm khuyên nhé!

Xem thêm: 

1. Bấm khuyên tai có đau không?

bấm khuyên tai bằng súng sẽ đau hơn khi xỏ khuyên tai bằng kim

Theo các chuyên gia, bấm khuyên tai có đau không phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của mỗi người, vị trí bấm khuyên tai và phương pháp bấm khuyên mà bạn chọn.

  • Vị trí bấm khuyên ở phần thuỳ hoặc dái tai thì sẽ không đau và an toàn nhất.
  • Vị trí bấm khuyên khác như sụn hay vành tai là nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh thì khi xỏ khuyên tai có đau không sẽ tương đối đau, mức độ đau càng tăng cao nếu càng bấm sâu vào sụn.
  • Bắn lỗ tai bằng súng sẽ đau hơn khi xỏ bằng kim: hiện nay, có 2 phương pháp bấm khuyên tai đó là bắn (dùng súng) và xỏ lỗ tai (dùng kim). Tuy nhiên kỹ thuật bấm lỗ tai bằng súng sẽ dùng lực mạnh hơn nên sẽ gây đau nhiều hơn xỏ bằng kim.
xỏ khuyên tai

Ngoài ra, nếu bạn bấm lỗ tai khi còn nhỏ sẽ ít đau đớn hơn khi trưởng thành:

  • Lúc nhỏ da mỏng, chưa có nhiều cảm giác nên bấm sẽ nhanh chóng chỉ có cảm giác như kim tiêm.
  • Nhưng khi chúng ta lớn bấm khuyên tai sẽ rất đau, vì lỗ tai sẽ nhiều thịt hơn cộng với việc phải chịu áp lực tâm lý, nên sẽ có cảm giác đau hơn nhiều so với lúc chúng ta còn nhỏ.

2. Các vị trí bấm khuyên tai có đau không?

Kỹ thuật bấm lỗ tai thường được thực hiện ở khu vực dái tai hay là phần sụn tai, vành tai. Ở mỗi khu vực bấm lỗ tai sẽ có mức độ đau khác nhau, cụ thể như:

2.1. Vị trí bấm lỗ tai không đau (phần dái tai)

Phần dái tai là vị trí bấm lỗ tai không đau và cũng là vị trí bấm lỗ tai đẹp cho nam được các đấng mày râu lựa chọn để bấm lần đầu.

bấm khuyên tai có đau không?

Phần dái tai là vị trí bấm khuyên ở phần thịt không xương, không sụn nên độ đau rất ít, nên được mọi người lựa chọn bấm khuyên nhiều nhất. Đa số mọi người sẽ chọn bấm 1 lỗ, nếu cá tính hơn sẽ bấm 2-3 lỗ và sử dụng các phụ kiện bấm nong tai. 

2.2. Các vị trí bấm lỗ tai đau (phần sụn tai)

Vị trí rook là vị trí khá khuất có sụn tai gập lại, gần như có độ cứng và dày nhất trên tai nên đòi hỏi người bấm phải có tay nghề kỹ thuật cao. Vệc làm sạch vết thương thì hơi khó vì nó có diện tích nhỏ, thời gian hồi phục tương đối lâu. Đồng thời nó chỉ đeo được những chiếc khuyên tai nhỏ.

bấm khuyên tai vị trí rook

Vị trí xỏ vành tai sát mép ngoài được khá nhiều bạn trẻ sử dụng bởi kiểu dáng hiện đại và dễ tạo điểm nhấn. 

xỏ khuyên vị trí vành tai

Vị trí xỏ vành tai con: Vị trí xỏ vành tai còn là phần nhô ra nhỏ, mặt trước của tai khi xỏ lỗ tai sẽ tăng độ đau lên rất nhiều. Tuy nhiên, vị trí xỏ vành tai con rất sát phần tóc nên bạn hãy cẩn thận để không để khuyên tai chạm vào tóc nhé.

Vị trí xỏ vành tai trong thì xỏ khuyên tai có đau không? Với vị trí xỏ vành tai trong là phần có nhiều sụn nên chắc chắn bấm khuyên ở vị trí này sẽ rất đau. Nhưng đối với vị trí này thì việc chăm sóc lại dễ hơn, vì nó là phần rìa ngoài của tai.

Vị trí phần sụn tai trong: Xỏ khuyên vị trí này cũng khá đẹp nhất là đối với các bạn gái, vì là vị trí xỏ khuyên sụn trong tai nên sẽ rất đau. Hơn nữa, vị trí làm sạch ở vị trí xỏ khuyên cũng rất khó, dễ mưng mủ, đóng vảy nên nếu bạn không chăm sóc kỹ cũng dễ bị viêm nhiễm.

Vị trí lỗ vành tai giữa: Đây là vị trí đeo hoa tai được mọi người đánh giá là chắc chắn, nổi bật. Nhưng đối với vị trí lỗ xỏ này ở lớp sụn dày nhất trên tai, do đó nó được xem là nơi đau nhất trên tai so với các vị trí xỏ khuyên khác. Do vậy, cộng với việc làm sạch sẽ khá phức tạp, nếu bạn không cẩn thận có thể dẫn tới viêm nhiễm.

3. Lưu ý khi xỏ khuyên tai có đau không? 

Theo các chuyên gia, xỏ khuyên tai có đau không thì chắc chắn là có, tuỳ vào vị trí bạn xỏ khuyên thì mức độ đau sẽ tăng dần. Tuy nhiên, sau 1 khoảng thời gian ngắn thì bạn sẽ hết đau sau khi xỏ khuyên. 

3.1. Những ai không nên bấm lỗ tai?

Mặc dù bấm khuyên tai rất đẹp, nhưng đối với những người có tình trạng sức khoẻ không phù hợp thì chúng tôi khuyến cáo bạn không nên bấm khuyên tai, cụ thể những người: Người bị mắc bệnh máu khó đông, khó cầm máu hay những người bị dị ứng với kim loại. 

3.2. Những lưu ý sau khi vừa bấm lỗ tai

xỏ khuyên tai có đau không và lưu ý

Để tránh xỏ khuyên tai khiến tai bị viêm, sưng, dị ứng thì việc chăm sóc đôi tai sau khi vừa xỏ xong rất quan trọng, cụ thể:

  • Luôn rửa sạch sẽ tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh các vị trí vết thương, giúp chúng ta loại bỏ bớt các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương.
  • Làm sạch vết xỏ khuyên mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hay là những sản phẩm vệ sinh được khuyên dùng do bấm lỗ tai, nhằm giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Không được tự ý tháo khuyên tai cho đến khi lỗ xỏ khuyên hồi phục hoàn toàn.
  • Tránh dùng những sản phẩm khử trùng có tính kháng khuẩn mạnh như cồn, oxy già, nước muối, bởi vì các chất này có thể làm mỏng tai và gây tổn thương.
  • Cẩn thận không để khuyên tai vướng vào quần áo, vì như vậy sẽ bị rách và gây đau đớn.
  • Nếu bạn gặp bất cứ biến chứng nguy hiểm nào như sưng, mưng mủ, tấy đỏ,.., kéo dài quá lâu thì nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.

3.3. Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Theo các chuyên gia, bấm lỗ tai bao lâu thì lành phụ thuộc và cơ địa, độ tuổi và vị trí bấm của từng người. Thời gian từ vài tuần đến vài tháng, cụ thể:

  • Sau 6-8 tuần sẽ lành nếu bấm khuyên tai ở vị trí thuỳ tai (dái tai).
  • Sau 3-9 tháng nếu bấm khuyên tai ở vị trí sụn tai, vành tai.

Ngoài ra, bấm lỗ tai mấy ngày tháo ra được cũng tuỳ thuộc vào tình trạng lỗ xỏ hiện tại của bạn. Nếu lỗ tai của bạn đã lành lặn thì bạn có thể tháo ra thường xuyên, nếu lỗ tai vừa bấm thì không nên tháo ra có thể gây bít lỗ tai. 

Xem thêm: Không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít?

3.4. Bấm lỗ tai có kiêng gì không? 

bấm lỗ tai nên kiêng gì?

Bấm lỗ tai có kiêng gì không? Tuỳ vào cơ địa và sức khoẻ của mỗi người.

Câu trả lời là không nên kiêng nếu bạn là người khoẻ mạnh, có cơ địa tốt và không bị sẹo. Còn nếu bạn chưa hiểu rõ về cơ thể của mình thì nên kiêng để tránh nguy cơ sưng, dị ứng, sẹo, thâm sau khi bấm khuyên trong từ 2-4 tuần sau khi xỏ khuyên:

  • Kiêng về chế độ ăn uống như: đồ uống có cồn, chất kích thích, cafein, thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp (xôi, chè,...), rau muống, hải sản.
  • vệ sinh lỗ xỏ khuyên tại nhà
  • Để tóc gọn gàng, tránh để tóc bù xù gây ảnh hưởng đến lỗ xỏ sẽ khiến vết bấm lỗ tai dễ bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Tránh va chạm, đè lên lỗ vừa xỏ gây áp lực lên lỗ xỏ tai: có thể khiến tai bị tổn thương mạnh và vết thương trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh đi bơi, hạn chế chất tẩy rửa hoặc xà phòng vào vết thương. 
  • Tránh chạm tay vào vị trí xỏ khuyên, không tự ý thay khuyên tai trong thời gian đầu. 
  • Sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu? Bạn nên gội đầu sau khoảng 2-3 ngày và hạn chế xà phòng vào khuyên tai.

3.5. Bấm lỗ tai giá bao nhiêu?

Chi phí bấm lỗ tai tuỳ thuộc vào vị trí bạn bấm hoặc xỏ khuyên và tay nghề của thợ, thường sẽ giao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. 

Bạn có thể mua dụng cụ và thực hiện tại nhà, tuy nhiên rủi ro khiến tai bị viêm hoặc nhiễm khuẩn rất cao do các dụng cụ không được tiệt trùng kĩ hoặc tay nghề không chuẩn. Bạn nên đến các cơ sở bấm lỗ tai uy tín để thực hiện bấm lỗ tai, xỏ khuyên tai an toàn nhé!

Mách bạn địa chỉ mua khuyên tai nam uy tín và an toàn TẠI ĐÂY

Mong rằng qua bài viết trên đây có thể trả lời được câu hỏi bấm khuyên tai có đau không và giúp bạn lựa chọn được vị trí bấm phù hợp với mình cũng như giúp bạn có cách ngăn ngừa nhiễm trùng khi bấm lỗ tai.

Break Collection
×
.